$855
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của Fi88. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ Fi88.14 giờ sau vụ tai nạn lao động kinh hoàng tại thủy điện Đăk Mi 1 (xã Đăk Choong, H.Đăk Glei, Kon Tum), 2 nạn nhân mất tích vẫn chưa được tìm thấy. Lực lượng chức năng đang nỗ lực lặn tìm trong dòng nước lạnh nơi thân đập. Sau vụ tai nạn kinh hoàng, công trình thủy điện Đăk Mi 1 đã tạm dừng thi công để lực lượng chức năng tìm kiếm công nhân mất tích và phục vụ điều tra. Các công nhân ngồi hàng dài trên những phiến đá, vẻ mặt mệt mỏi sau ngày dài hỗ trợ tìm kiếm đồng nghiệp.Dõi mắt theo những chiến sĩ công an lặn ngụp dưới hố nước sâu, anh N. (công nhân tại nhà máy thủy điện Đăk Mi 1) không khỏi xót thương cho những đồng hương Nghệ An vừa gặp nạn.Anh N. kể, bản thân thuộc đội thi công ban ngày, còn nhóm 5 người gặp nạn cùng nhiều công nhân khác được phân công làm ca đêm. Tối hôm trước, các công nhân này đang thực hiện đổ bê tông trên phần thân đập.Khoảng hơn 3 giờ ngày 31.12, khi đang ngủ trong chòi, anh N. cùng nhiều công nhân khác nghe một tiếng động lớn như nổ mìn. Ngay sau đó, anh N. cùng nhiều công nhân khác chạy ra thì thấy mảng bê tông lớn từ độ cao khoảng 50 m rớt xuống chân đập. Nhóm 4 công nhân đang thi công rơi theo mảng bê tông dài khoảng 20 m. Một công nhân đứng dưới cũng bị bê tông rớt xuống, tử vong.Theo ông Thái Văn Tưởng, Bí thư Huyện ủy Đăk Glei, trước mắt huyện hỗ trợ mỗi gia đình nạn nhân 5 triệu đồng, đề nghị chủ đầu tư lo toàn bộ chi phí về quê, tiến hành mai táng. Dự án thủy điện Đăk Mi 1 là dự án tư nhân có quy mô lớn tại H.Đăk Glei. Tiến độ công việc hiện đã đạt được khoảng 85%, sau khi hoàn thành sẽ đóng góp rất lớn vào kinh tế của địa phương. Bởi vậy, để đảm bảo an toàn, không có sự việc đáng tiếc tương tự, trước mắt huyện đề nghị dừng hoạt động dự án, rà soát lại toàn bộ khâu an toàn lao động. Khi đảm bảo an toàn lao động tuyệt đối mới cho hoạt động trở lại.Kiểm tra tại hiện trường, ông Lê Như Nhất, Giám đốc Sở Công thương tỉnh Kon Tum, cho biết sau khi nắm được thông tin, sở đã liên hệ với Huyện ủy Đăk Glei chủ động chỉ đạo, triển khai công tác cứu nạn, cứu hộ. Cùng với đó, phối hợp với lực lượng công an huyện kiểm tra hiện trường, điều tra làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn.Đặc biệt, Sở Công thương tỉnh Kon Tum đã báo cáo, xin ý kiến của Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum để chỉ đạo công an tỉnh tăng cường phối hợp xác minh, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn; Sở LĐ-TB-XH tỉnh tổ chức cuộc thanh tra liên ngành xác định rõ nguyên nhân, đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho người lao động; đơn vị chủ đầu tư sớm có phương án để hỗ trợ gia đình nạn nhân, chủ động phương án mai táng, biện pháp hỗ trợ đời sống cho người nhà nạn nhân. "Đối với trường hợp 2 người chưa tìm thấy thi thể, Sở Công thương tỉnh Kon Tum đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo công an tỉnh tăng cường công tác tìm kiếm trong thời gian sớm nhất", ông Nhất nói. Ông Đỗ Xuân Hiến, Giám đốc Ban Quản lý dự án thủy điện Đăk Mi 1, cho biết trước mắt đơn vị thi công hỗ trợ cho gia đình mỗi nạn nhân 100 triệu đồng chi phí an táng, liên hệ với thân nhân những người đã mất để đưa thi thể về quê, tổ chức thăm viếng, hỗ trợ hoàn toàn phần an táng cho nạn nhân và động viên thân nhân bớt đau buồn. Sau đó, đơn vị thi công sẽ làm việc để tiếp tục bồi thường cho gia đình các nạn nhân. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của Fi88. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ Fi88.Theo đó, cách đi này giúp người lớn tuổi ít bị té ngã hơn và có khả năng vận động tốt hơn khi về già.Té ngã là lý do thường gặp nhất khiến người cao tuổi phải nhập viện và là nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong do tai nạn ở tuổi già. Tai nạn này thường gây gãy xương, dẫn đến mất khả năng tự lập, khiến người lớn tuổi thường phải vào viện dưỡng lão và tử vong sớm hơn.Dữ liệu cho thấy khoảng 30% người từ 70 tuổi trở lên bị té ngã hằng năm. Chính vì vậy, tìm ra các chiến lược giúp giảm nguy cơ té ngã cho người lớn tuổi là rất quan trọng.Nhằm đánh giá xem việc dắt chó đi dạo thường xuyên có giúp giảm nguy cơ té ngã và các vấn đề về vận động ở người lớn tuổi hay không, các nhà nghiên cứu tại Đại học Trinity College Dublin (Ireland) đã xem xét dữ liệu y tế của 4.100 người tham gia từ 60 tuổi trở lên.Họ được chia thành 2 nhóm: Nhóm dắt chó đi dạo 4 ngày trở lên một tuần được xem là thường xuyên dắt chó đi dạo và nhóm không thường xuyên dắt chó ra ngoài.Bài kiểm tra nguy cơ té ngã cho thấy những người thường xuyên dắt chó đi dạo đã giảm nguy cơ té ngã và khả năng vận động được cải thiện khi về già. Cụ thể: Những người thường xuyên dắt chó đi dạo có thể đứng dậy từ tư thế ngồi nhanh hơn trung bình 14% (đây là thước đo độ nhạy về khả năng té ngã ở người lớn tuổi) và giảm 40% nguy cơ bị té ngã. Họ cũng giảm được 20% nỗi lo sợ bị té ngã - điều khiến họ tránh vận động và giảm chất lượng cuộc sống, theo trang tin y khoa Medical Express.Sau 2 năm, những người thường xuyên dắt chó đi dạo cũng có mức độ tương tác xã hội và tình bạn cao hơn.Đồng tác giả, giáo sư Robert Briggs, bác sĩ chuyên khoa lão khoa tại Bệnh viện St James Đại học Trinity College Dublin, cho biết: Nghiên cứu này cho thấy dắt chó đi dạo thường xuyên có thể mang lại lợi ích lớn lao cho người cao tuổi. Những người thường xuyên dắt chó đi dạo có khả năng vận động tốt hơn đáng kể, giảm khả năng bị té ngã và giảm cả nỗi lo sợ bị té ngã.Tác giả chính, tiến sĩ Eleanor Gallagher, chuyên gia y khoa lão khoa tại Đại học Trinity Dublin, cho biết: Những phát hiện mới làm nổi bật giá trị của việc dắt chó đi dạo thường xuyên như một hoạt động đơn giản và dễ tiếp cận. Hoạt động này không chỉ cải thiện sức khỏe thể chất mà còn mang lại lợi ích cho sức khỏe tinh thần và sự tự tin ở người lớn tuổi, theo Medical Express. ️
Cơ quan soạn thảo đề xuất nâng mức phạt tiền lên 1,5 - 2 lần so với Nghị định 168/2024 đối với 107 hành vi vi phạm. Ví dụ: ô tô đi không đúng phần đường hoặc làn đường tăng từ 4 - 6 triệu đồng lên 8 - 12 triệu đồng; vi phạm nồng độ cồn mức cao nhất (với ô tô) tăng từ 30 - 40 triệu đồng lên 45 - 60 triệu đồng; chở hàng quá khổ tăng từ 8 - 10 triệu đồng lên 16 - 20 triệu đồng…Có 2 lý do được UBND TP.Hà Nội đề cập để giải thích cho đề xuất của mình. Thứ nhất, luật Thủ đô (có hiệu lực từ 1.1.2025) giao cho HĐND TP.Hà Nội quy định mức tiền phạt một số hành vi vi phạm giao thông trên địa bàn cao hơn mức tiền phạt chung do Chính phủ quy định. Để triển khai luật này, Hà Nội phải bổ sung quy định về việc tăng mức xử phạt như đã nêu.Thứ hai, tình hình giao thông trên địa bàn Hà Nội có nhiều điểm khác biệt: ý thức người tham gia giao thông còn hạn chế, nhiều vi phạm lặp đi lặp lại, nhiều thành phần tham gia giao thông và nơi cư trú không ổn định ảnh hưởng đến công tác tuyên truyền, số vụ tai nạn và số lượng phương tiện cao… Thực tiễn này đòi hỏi phải có một chế tài mang tính chất đặc thù của thủ đô, để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông.Theo danh mục tại dự thảo, 107 lỗi vi phạm giao thông bị đề xuất tăng mức phạt tiền tập trung vào 3 nhóm. Một là những vi phạm có tính chất phổ biến; hai là những vi phạm là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tai nạn và ùn tắc giao thông; ba là những vi phạm ảnh hưởng xấu đến trật tự công cộng, kết cấu hạ tầng.UBND TP.Hà Nội nhận định, tăng mức phạt tiền vừa giúp tăng nguồn thu ngân sách, vừa tác động đến ý thức, buộc người tham gia giao thông phải chấp hành, nếu không sẽ bị áp dụng mức phạt cao hơn mức phạt chung. Dẫu vậy, quá trình thực hiện ban đầu có thể có những khúc mắc và phản ứng của dư luận, vì mức phạt tăng cao sẽ ảnh hưởng đến kinh tế của người dân.Đề xuất của UBND TP.Hà Nội đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều, đặc biệt là trong bối cảnh Nghị định 168/2024 (nâng mức phạt tiền lên nhiều lần với nhiều lỗi vi phạm) chỉ mới có hiệu lực thi hành khoảng hơn 1 tháng. Luật sư Nguyễn Ngọc Hùng, Trưởng văn phòng luật sư Kết Nối, Đoàn luật sư TP.Hà Nội, cho rằng cả 2 lý do cơ quan soạn thảo viện dẫn để đề xuất tăng mức phạt tiền đều chưa thực sự thuyết phục.Luật trao cho Hà Nội quyền đó, không phải là nghĩa vụ. Hà Nội có thể làm hoặc không.Ông Hùng phân tích, điều 33 luật Thủ đô quy định HĐND TP.Hà Nội được áp dụng mức tiền phạt vi phạm hành chính trong một số lĩnh vực (văn hóa, quảng cáo, xây dựng, giao thông…) cao hơn mức tiền phạt chung do Chính phủ quy định. Mấu chốt ở đây là chữ "được", nghĩa là được phép áp dụng nếu thấy cần thiết, chứ không phải bắt buộc áp dụng. "Luật trao cho Hà Nội quyền đó, không phải là nghĩa vụ. Hà Nội có thể làm hoặc không", ông Hùng nêu quan điểm.Tương tự, nếu mục đích tăng mức phạt tiền để cải thiện ý thức tham gia giao thông thì rõ ràng Nghị định 168/2024 đang "làm rất tốt". Như số liệu Cục CSGT Bộ Công an vừa công bố, sau 1 tháng áp dụng nghị định mới, tình hình trật tự, an toàn giao thông đã có những chuyển biến tích cực: số vụ tai nạn và số trường hợp vi phạm đều giảm, người dân tự giác chấp hành ngay cả khi không có mặt CSGT, ùn tắc giao thông không kéo dài… "Ý thức đã tốt lên như vậy, liệu có cần thiết phải tiếp tục nâng mức phạt nữa không, nên chăng tìm kiếm thêm các giải pháp khác thay vì chú trọng vào phạt?", vị luật sư đặt câu hỏi.Đại biểu Phạm Văn Hòa, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, cũng kiến nghị Hà Nội nên cân nhắc đề xuất tại dự thảo. Đồng ý với lập luận của cơ quan soạn thảo về việc luật Thủ đô cho phép HĐND TP.Hà Nội được quyền tăng mức phạt cao hơn mặt bằng chung, nhưng ông Hòa cho rằng "tăng như vậy có phù hợp hay không thì phải xem tình hình thực tế, ý kiến người dân ra sao", nhất là khi Nghị định 168/2024 vừa mới tăng mức phạt lên rất cao.Vị đại biểu lo ngại một số tác động tiêu cực mang lại. Mức phạt quá cao, vượt quá khả năng kinh tế của người dân, khiến một số trường hợp người vi phạm sẵn sàng bỏ phương tiện cũ, giá trị thấp thay vì nộp phạt; gián tiếp tạo áp lực quá tải cho việc trông giữ phương tiện vi phạm - vốn là bài toán chưa thể giải quyết triệt để nhiều năm nay. Ngoài ra, mức phạt quá cao còn có thể phát sinh tiêu cực giữa người vi phạm với lực lượng thi hành công vụ.Anh Xuân Lực (37 tuổi, trú tại H.Thanh Oai, Hà Nội) ngày nào cũng đi và về trên quãng đường khoảng 15 km để vào nội thành làm việc. Với mức phạt hiện hành tại Nghị định 168/2024, và nếu tiếp tục tăng như đề xuất của chính quyền thủ đô, anh Lực lo lắng không may vi phạm sẽ "mất cả tháng lương".Nhưng điều khiến nhiều người e ngại hơn, đó là chất lượng hạ tầng giao thông. Cung đường anh Lực di chuyển mỗi ngày luôn trong tình trạng ùn tắc, khiến người điều khiển xe mệt mỏi, thậm chí kiệt quệ về tinh thần. Nhiều đoạn xuống cấp, công trường thi công chắn mất phân nửa lòng đường, vỉa hè bị chiếm dụng, chưa kể hệ thống biển báo, vạch kẻ đường tại nhiều vị trí còn bất cập. "Phạt cao nhưng chất lượng đường sá cũng phải tương xứng, phải giảm áp lực cho tài xế thì mới có thời gian, tâm trí để chấp hành", anh Lực nói.Đồng quan điểm, TS Nguyễn Xuân Thủy, nguyên Giám đốc Nhà xuất bản GTVT, chuyên gia nghiên cứu về giao thông đô thị, cũng cho rằng giảm ùn tắc và tai nạn giao thông là vấn đề lâu dài, không thể nóng vội bằng việc cứ tăng mức phạt, "đổ hết lỗi" cho người dân. Hà Nội nên tập trung vào các giải pháp bền vững, thuộc về trách nhiệm của chính quyền, để giải quyết tận gốc rễ.Đó là phát triển mạnh kết cấu hạ tầng, nâng cấp các tuyến đường chính, xây dựng cầu vượt, đường ngầm, mở rộng cửa ngõ TP; quy hoạch đô thị gắn với giao thông, hạn chế xây dựng nhà cao tầng tại khu vực trung tâm để giảm áp lực lên hạ tầng. Đồng thời, hiện đại hóa hệ thống giao thông công cộng, ưu tiên phát triển đường sắt đô thị, đặc biệt là hệ thống tàu điện metro, khuyến khích người dân sử dụng phương tiện công cộng…Ông Nguyễn Văn Thanh, nguyên Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô VN, thì ủng hộ đề xuất của UBND TP.Hà Nội, nhằm xoay chuyển tình hình trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn thủ đô đang phức tạp như hiện nay. Ông Thanh cho biết, Nghị định 168/2024 đã nâng mức phạt tiền lên nhiều lần so với trước đây, nhưng nhiều hành vi vi phạm với lỗi cố ý vẫn cứ diễn ra, như vượt đèn đỏ, nồng độ cồn, chạy quá tốc độ, đi ngược chiều… Điều này cho thấy nhiều người "chưa thấy sợ", cần thêm sự nghiêm minh về chế tài, bao gồm cả việc nâng mức phạt tiền và xử lý triệt để, minh bạch, "đến nơi đến chốn", nhằm thay đổi bộ mặt giao thông của thủ đô.Tuy vậy, ông Thanh bày tỏ băn khoăn về số lượng hành vi vi phạm bị đề xuất tăng mức phạt tiền, lên đến 107 hành vi là quá rộng, "như thế còn gì là đặc thù nữa". Cơ quan soạn thảo nên chọn lọc những hành vi vi phạm mang tính chất cố ý, tiềm ẩn nguy hiểm đến an toàn giao thông, kết cấu hạ tầng, hoặc có yếu tố đặc thù ở thủ đô. Chẳng hạn cơi nới thành thùng, chở quá tải trọng, vi phạm nồng độ cồn, đua xe trái phép… ️
Câu chuyện về cái tết đặc biệt được chị Hoàng Thị Thùy Trang (29 tuổi), tên thường gọi là Chang, ngụ H.Xuân Lộc (Đồng Nai) chia sẻ nhận về "mưa tim" trên mạng xã hội.Clip dài hơn 5 phút được chị Trang đăng tải, kể về hành trình thuyết phục cha lần đầu đi chụp ảnh tết cùng mình cũng như những khoảnh khắc ngày tết của 2 cha con khiến nhiều người xúc động.Cô con gái tâm sự năm 2021, mẹ chị qua đời vì ung thư máu. Đó là nỗi đau, cú sốc lớn nhất trong cuộc đời mà chị khó có thể diễn tả hết bằng lời. "Thời gian đầu sau khi mẹ mất, không khí trong nhà trở nên nặng nề hơn bởi cuộc sống của ba và chị em mình như sụp đổ. Chị em mình thấy ba khóc, thương ba cô độc. Vậy là 2 chị em động viên nhau và tự nhủ với chính mình phải vực dậy, phải chăm sóc cho ba và phải bước tiếp con đường phía trước, dù không dễ dàng", cô con gái nhớ lại.Vốn đang sinh sống và làm việc tại TP.HCM, chị Trang về nhà ở Đồng Nai sống kề cận bên cha để tiện chăm sóc. Sau ngày mẹ mất, chị nói mình trân trọng từng khoảnh khắc bên cha.Đó là lý do mà dịp tết năm nay, chị quyết định chụp ảnh tết cùng cha của mình, điều mà suốt gần 30 năm cuộc đời chị chưa từng làm. Tuy nhiên khi ngỏ ý, cha chị không đồng ý phần vì sợ con gái tốn kém, phần vì ngại diện áo dài."Mình nấu cho ba một bữa ăn thật ngon để thuyết phục không hiệu quả, nên mới quyết định hẹn cha đi cà phê. Tới nơi, mình thuê áo dài, nói với ba là đã trả tiền hết rồi, nếu không chụp thì phí nên ba mới chịu", cô con gái kể lại.Cùng cha chụp những tiểu cảnh ngày tết, lưu lại khoảnh khắc của 2 cha con dịp đặc biệt, chị vô cùng hạnh phúc. Chị cũng cảm nhận được điều đó qua nụ cười và ánh mắt của cha.Mẹ mất đột ngột, chị Trang cảm thấy nuối tiếc khi chưa thể lưu lại bất kỳ khoảnh khắc nào bên mẹ. Đó cũng là động lực để cô con gái muốn lưu giữ nhiều hình ảnh với cha. Lần đầu chụp ảnh cùng con, ông Hoàng Sĩ Thành (59 tuổi) vô cùng hạnh phúc. Với 2 cha con, đây là một trong những cái tết đặc biệt nhất mà họ không quên trong đời.Chị Trang hạnh phúc khi câu chuyện của 2 cha con được nhiều người quan tâm đến vậy. Chị hy vọng qua clip có thể lan tỏa năng lượng tích cực về tình cảm gia đình, mong mọi người trân trọng những phút giây cạnh bên người thân."Nhân dịp Tết Nguyên đán, con chúc ba nhiều sức khỏe, hạnh phúc, sống vui vẻ bên con cháu. Con mong ba hãy luôn vui, đừng buồn vì luôn có tụi con kề bên", chị nhắn nhủ với cha.Dịp tết này, chị cùng ba đi tảo mộ mẹ, làm những bánh mứt truyền thống quê hương và đón một cái tết ấm áp. Chị cũng làm món chuối sấy đặc trưng ở quê mình, món mà khi còn sống năm nào mẹ chị cũng làm cho gia đình vào mỗi dịp tết.Theo dõi clip, tài khoản Bảo Loan bình luận: "Từ nhỏ đến lúc bố mất, chưa từng chụp tấm hình với bố. Lướt thấy video của chị mà chạnh lòng quá!". "Nhìn chú mà nhớ ba mình. Phải chi con cũng có thể làm điều này với ba nhưng ba đã bỏ con đi 5 năm rồi!", Thu Thảo xúc động chia sẻ. ️